Bitcoin phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ khi nó tiếp cận một số cơ sở chi phí trên chuỗi quan trọng. Với những dấu hiệu rất sớm chỉ ra sự thay đổi tích cực về nhu cầu và sự hội tụ của đầu cơ thị trường, những nhà đầu tư nắm giữ Bitcoin đang dần dần trở nên bão hòa bởi những người có quyết tâm cao nhất.
Tổng Quan Thị Trường
Sau khi Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ tăng lãi suất lần thứ tư liên tiếp lên 75 điểm cơ bản, một đợt sụt giảm nhẹ đã xảy ra trong Chỉ số sức mạnh đồng Đô La (DXY) cho phép chứng khoán toàn cầu có một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi. Tuy nhiên, sự căng thẳng hiện tại trên thị trường trái phiếu vẫn còn dai dẳng với sự đảo ngược tiếp tục ở phía trước của đường cong lợi suất, đáng chú ý nhất là trong T-Bill 3 tháng liên quan đến lãi suất phi rủi ro 10 năm.
Đáp lại, giá Bitcoin đã trải qua một đợt tăng tương đối nhỏ, gây áp lực tăng lên đối với những chỉ số quan trọng On-Chain về cơ sở chi phí trong lần đầu tiên nỗ lực phục hồi. Hành động giá này được hỗ trợ bởi hành vi HODLer im hơi lặng tiếng và những nhu cầu đầu tiên xuất hiện trở lại hệ thống, khi loại tài sản cố gắng bắt đầu leo dài ra khỏi hố sâu của thị trường gấu.

Phân Tích Dòng Tiền


BTC.D tuần này có xu hướng giảm không đáng kể từ 40.74% xuống 40.68%.
USDC.D có dấu hiệu giảm nhẹ từ 4.50% về mức 4.30% trong khi USDT.D cũng có sự suy giảm nhẹ từ 7.11% xuống mức 7.06%
Tổng vốn hóa thị trường Total 1 có sự tăng trưởng mạnh từ mức $971B lên mức $982B. Đồng thời, vốn hóa Total 3 cũng đang có xu hướng tăng mạnh từ đầu tuần ở mức $380B lên mức $388B.
Kết Luận: Từ đó, chúng ta thấy thị trường tuần thứ 45 diễn ra có phần ảm đạm sau tuần trước đầy biến động. Nhìn chung, mọi thứ đang diễn ra khá tích cực khi BTC.D giảm , Total 1 tăng khoảng 11 tỷ, Total 3 tăng khoảng 8 tỷ. Dựa vào đó, chúng ta có thể nhận định rằng dòng tiền đang được bơm nhẹ vào BTC, tăng ở ETH và tăng ở Altcoin.
Dòng Tiền Defi
Trong vòng 1 tuần gần đây nhất, dòng tiền trong Defi đã có sự tăng trưởng nhẹ từ mức $52.02B lên mức $56.01B. Chúng ta cũng chứng kiện sự tăng trưởng nhẹ trong 4 tuần gần nhất.
Phân Tích Phe Thợ Đào (Miners)


Trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, chỉ số Hashrate và Difficult lại tiếp tục đánh dấu một cột mốc cao nhất mọi thời đại mới. Điều này cho thấy thị trường thợ đào Bitcoin đang cạnh tranh rất căng thẳng trong bối cảnh chi phí đào Bitcoin ngày càng cao.

Dự trữ Bitcoin chưa bán của thợ đào vẫn đang chạy ngang ở khoảng 1,858 triệu BTC cho thấy thợ đào không có nhu cầu bán BTC chốt lãi ngoại trừ trường hợp cần chi phí để sống sót và vận hành trong mùa downtrend này. Nếu đối chiếu với số lượng Bitcoin đang nắm giữ bởi các Pool Miner hàng đầu trên thế giới, chúng ta sẽ thấy số lượng BTC nắm giữ bởi những Pool Miner lớn nhất thế giới đang có xu hướng tích lũy thêm dần theo thời gian => những thợ đào bán bớt BTC khiến tổng số BTC dự trữ của thợ đào chạy sideway là những thợ đào quy mô nhỏ và đang phải chịu áp lực nặng nề khi giá BTC đang ở gần sát với chi phí đào BTC.
Phân Tích Địa Chỉ Ví Cá Voi


Trong vòng 1 tuần qua, số lượng địa chỉ ví nắm giữ hơn 10,000 BTC bất ngờ tăng thêm 13 địa chỉ và ở mức 117 địa chỉ so với 104 địa chỉ tuần trước . Về phần địa chỉ ví nắm giữ hơn 1,000 BTC, số lượng địa chỉ ví hiện tại là 2,118 địa chỉ ví, giảm 15 địa chỉ ví so với đầu tuần là 2,133 địa chỉ ví. Từ đó, chúng ta có thể nhận định một vài cá voi đã có động thái mua thêm BTC ở giá hiện tại.
Phân Tích Chung Thị Trường
1. Số Lượng BTC nằm trên sàn giao dịch

Số lượng BTC trên sàn giao dịch đã có xu hướng sụt giảm đáng chú ý từ mức 2,292,039 BTC tuần trước lên mức 2,306,573 BTC (Tăng 0.63%). Xét dựa trên biểu đồ, việc số lượng BTC trên sàn tăng dần cho thấy ngày càng có nhiều nhà đầu tư bơm BTC lên sàn và chờ đợi thanh khoản khi được giá làm cho áp lực bán BTC trên các sàn giao dịch tăng lên.
2. Market value to Realized Value (MVRV)

Theo biểu đồ, hiện tại chỉ số MVRV của BTC đang tăng trưởng nhẹ từ mức 0.977 lên mức 0.991 và vẫn nằm trong vùng màu xanh lá cây như hình cho thấy thị trường đã bắt đầu bước vào giai đoạn có giá đang bị đánh giá thấp so với giá trị thực dựa trên số liệu trong lịch sử. Theo dữ liệu lịch sử từ thị trường gấu năm 2015 và 2018, đáy của thị trường lần lượt được tạo lập ở mức MVRV lần lượt là 0.584 và 0.695 cho thấy với chỉ số MVRV hiện tại thì thị trường có vẻ vẫn chưa ở mức tồi tệ nhất trên mặt chỉ số và sẽ còn cần thêm một khoảng thời gian dò đáy trong tương lai như chúng ta đã cùng nhau phân tích ở phân tích On-Chain tuần 44.
3. Coin Days Destroyed (CDD)

Chỉ số CDD đang ở mức 8.99M, một mức tăng đột biến so với chỉ số CDD tuần trước ở mức 2.99M phản ánh hiện thị trường đang dần có sự can thiệp của phe Long-Term Holder cũng như rủi ro tăng lên về việc phe Long-Term Holder xả coin chốt lời.
Một Số Dữ Liệu Quan Trọng Của Tuần

Chúng ta có thể thấy nguồn cung dưới 6 tháng tuổi đang chỉ thấp hơn thị trường gấu năm 2015 và đang trên đà lần thứ 2 test mức thấp nhất mọi thời đại. Đây là một bằng chứng xác thực về việc nắm giữ coin đang là hành vi thống trị trên thị trường Bitcoin. Những nhà đầu tư ngắn hạn cũng đã bắt đầu có dấu hiệu đầu cơ và nắm giữ Bitcoin cho chu kỳ kinh tế tiếp theo.

Chỉ báo Realized HODL Ratio phản ánh cán cân tài sản giữa các đồng coin trẻ so với đồng coin trưởng thành:
- Xu hướng tăng trong chỉ báo RHODL Ratio thể hiện xu hướng thống trị ngày càng gia tăng của tài sản được nắm giữ bởi nhà đầu tư mới và báo hiệu cho thị trường bò và tiềm năng Bitcoin đạt đỉnh
- Xu hướng giảm trong chỉ báo RHODL Ratio cho thấy xu thế thống trị tăng dần của tài sản từ những đồng coin trưởng thành, báo hiệu hành vi nắm giữ và tích lũy dài hạn
- Chỉ báo RHODL Ratio đi ngang thể hiện xu thế cân bằng về giá trị tài sản giữa đồng coin trẻ so với đồng coin trưởng thành. Giai đoạn này là sự chuyển tiếp giữa 2 xu hướng và thường báo hiệu về việc hình thành đáy chu kỳ.
Hiện tại, dường như chỉ báo Realized HODL Ratio đang kết thúc xu hướng giảm và dần hình thành hành vi đi ngang trên thị trường giống như những gì đã diễn ra tại thị trường gấu 2018. Xu hướng này kéo dài bao lâu sẽ là câu hỏi các nhà đầu tư cần cân nhắc khi bối cảnh kinh tế tương quan giữa năm 2018 và 2022 là hoàn toàn khác biệt khi năm 2022 phải hứng chịu rất nhiều yếu tố vĩ mô gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu.

Biểu đồ tiếp theo chúng ta sẽ phân tích hành vi giao dịch dựa trên những giao dịch trị giá từ 1 triệu USD trở lên để có thể hiểu về những người chơi lớn trong thị trường. So sánh với chu kỳ gấu 2018, việc dò đáy của thị trường gấu hiện tại vẫn còn thiếu yếu tố thời gian để xác định đáy thực sự của chu kỳ. Chúng ta cần chứng kiến những người chơi lớn có xu hướng chậm lại việc thực hiện khối lượng giao dịch cho đến khi đạt một mức ổn định về khối lượng giao dịch trước khi đến với thị trường bò.

Biểu đồ trên được xây dựng dựa trên sự so sánh tỷ lệ giữa đường trung bình tuần (7D-MA) và đường trung bình năm (365D-MA) của khối lượng giao dịch bởi các thực thể nhỏ 🔵 và thực thể lớn🔴.
Một sự trùng hợp diễn ra ở chu kỳ gấu 2018 là khi mức độ hoạt động của thực thể nhỏ vượt qua mức độ hoạt động của các thực thể lớn được miêu tả bằng dải màu xanh nhạt. Xuyên suốt thời gian dài hình thành đáy, hoạt động của các thực thể nhỏ đã tăng lên và vượt qua mức độ hoạt động của thực thể lớn. Việc hình thành đáy kết thúc và bước vào chu kỳ bò tiếp theo khi thực thể lớn bắt đầu tăng lên mạnh mẽ và soán ngôi vị dẫn đầu của thực thể nhỏ. Xét thời điểm hiện tại, hai đường trung bình của hai phe thực thể đang còn một khoảng cách rõ rệt cho thấy việc thị trường bò trở lại trong thời gian ngắn hạn là ít khả thi hơn.
Kết Luận
Những chỉ báo trên như một lời nhắc nhở về việc xu thế dò đáy vẫn đang diễn ra và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Thị trường cần nhiều dấu hiệu rõ rệt hơn về sự quay trở lại của thị trường bò để chúng ta có thể xác định rằng thị trường đã thoát khỏi giai đoạn dò đáy hay chưa