Ở phần I, chúng ta đã được cung cấp thông tin về tổng quan tuần 41 cũng như trạng thái cân bằng rất mong manh của thị trường Bitcoin hiện tại. Ở phần II tới đây, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về vấn đề lợi nhuận cũng như thua lỗ đang hiện hữu trong thị trường mới mẻ và đầy khắc nghiệt này.
Xem lại phần trước tại đây:
Weekly On-Chain Tuần 41: Sự Bình Yên Đáng Sợ Trước Cơn Bão (Phần I)
Lợi Nhuận Giảm Và Nỗi Đau Gia Tăng

Quan sát Tỷ lệ phần trăm nguồn cung đang có lợi nhuận trong các giai đoạn hình thành đáy của các thị trường gấu trước đó cho thấy mức thấp theo chu kỳ thường xảy ra là ở mức từ 40% -42%. Hiện tại, 50% nguồn cung đang lưu hành đang có lợi nhuận chưa chốt, cho thấy tỷ lệ nguồn cung đang có lời vẫn ở mức cao hơn so với các mốc thời gian trong lịch sử. Điều này ngụ ý rằng giá Bitcoin có thể sẽ tiếp tục giảm và thanh lọc bớt một phần nguồn cung đang có lợi nhuận là điều kiện cần thiết để thị trường có thể chuyển sang chu kỳ thị trường bò tiếp theo.

Ngoài ra, xu hướng gia tăng của các mức thấp theo chu kỳ trong biểu đồ Tỷ Lệ Phần Trăm Nguồn Cung Đang Có Lãi là một mô hình nổi bật kể từ thị trường gấu 2014-2015. Động lực chính của xu hướng vĩ mô này là tác động của việc thất lạc BTC và nguồn cung không hoạt động (bao gồm cả tiền Patoshi). Để điều tra tác động của những đồng tiền này, biểu đồ bên dưới minh họa Nguồn Cung Đang Có Lãi Và Nguồn Cung Bất Động Trên 7 Năm, có thể được coi là bị mất hoặc không hoạt động. Hiện tại, 3,7 triệu BTC đã không hoạt động trong hơn 7 năm qua, tương đương với 34% Nguồn cung đang có lãi hiện tại.

Bằng cách điều chỉnh Nguồn cung trong Lợi nhuận 🟠 với nguồn cung không hoạt động này, chúng tôi có thể tính Phần trăm Nguồn cung được Điều chỉnh đang có lợi nhuận 🔵. Biểu đồ kết quả cho thấy rằng tại điểm thấp nhất của chu kỳ giá giảm có xu hướng giảm xuống khoảng 39%, điều này cho thấy chỉ số đã xấu hơn so với các chu kỳ trước khi tỷ lệ sai lệch giữa tỷ lệ nguồn cung trong lợi nhuận và tỷ lệ nguồn cung trong lợi nhuận được điều chỉnh lần lượt là tháng 2/2019 (9%), đại dịch Covid (10%) và tháng 9/2022 (12%).
Sự Phân Phối Của Thua Lỗ và Lợi Nhuận

Sau khi đánh giá cường độ căng thẳng tài chính trên toàn mạng, chúng tôi có thể kiểm tra sự phân bổ của nó trên cả Người nắm giữ dài hạn (LTH) và Người nắm giữ ngắn hạn (STH) . Phân tích này nhằm mục đích xác định các mô hình cấu trúc thị trường tương đương trong thị trường gấu.
Nhìn vào biểu đồ Nguồn Cung Người Nắm Giữ Ngắn Hạn (STH) Đang Có Lợi Nhuận/ Thua Lỗ , có nhiều trường hợp việc điều chỉnh giá bị tạm dừng do toàn bộ (>99%) nguồn cung của người nắm giữ ngắn hạn rơi vào tình trạng thua lỗ 🔵. Hiện tại, 18,1% tổng nguồn cung đang thuộc sở hữu của STH, với 15,1% được nắm giữ đang thua lỗ chưa ghi nhận. Điều này khiến STH chỉ nắm giữ 3% nguồn cung là đang trong lợi nhuận, sau một xu hướng giảm kéo dài như vậy, có khả năng sẽ đạt đến mức độ cạn kiệt của người bán. Nếu chỉ số tiếp tục tăng đến mức >99% STH đang thua lỗ, thị trường có thể sẽ có một đợt phục hồi để giảm căng thẳng cho phe STH như những gì xảy ra trong quá khứ.

Nghiên cứu chỉ số Nguồn Cung Của Người Nắm Giữ Dài Hạn (LTH) Đang Thua Lỗ cho thấy rằng tại các điểm mà Nguồn cung bị lỗ của LTH vượt quá 20% tổng nguồn cung 🔴, xác suất đầu hàng của các nhà đầu tư này đạt đến đỉnh điểm.
Với hơn 31% nguồn cung hiện do LTH nắm giữ bị thua lỗ 🟥, ngày càng có nhiều khả năng thị trường đã vượt qua giai đoạn này, điều này cũng cho thấy một điều kiện tương tự đối với sự hình thành đáy trước đó. Thị trường đã ở trong giai đoạn này được 1,5 tháng, với thời lượng chu kỳ trước đó từ 6 đến 10 tháng. Tuy nhiên, chỉ số năm nay vẫn khá thấp so với những thị trường gấu trước đây cùng với xu thế vẫn đang trên đà tăng của chỉ số này cho thấy rằng sẽ có nhiều LTH hơn nữa rơi vào tình trạng thua lỗ và đầu hàng trước khi chu kỳ thị trường bò mới được thiết lập.
Kết Luận
Giá Bitcoin đã cho thấy sức mạnh tương đối đáng kể trong bối cảnh thị trường truyền thống có nhiều biến động. Một vài chỉ số vĩ mô chỉ ra rằng các nhà đầu tư Bitcoin đang thiết lập đáy cho thị trường gấu, với nhiều điểm tương đồng so với các chu kỳ trước đó.
Lợi nhuận của mạng lưới không đạt đến mức độ khó khăn tài chính nghiêm trọng như các chu kỳ trước đây. Tuy nhiên, việc điều chỉnh các chỉ số về lượng BTC đã thất lạc và được nắm giữ dài hạn có thể giải thích phần nào lý do của sự việc này.
Nhiều chỉ báo on-chain, cấu trúc thị trường và các mô hình hành vi của nhà đầu tư cho thấy có thể chúng ta vẫn còn phải chịu đựng thị trường suy giảm và ảm đạm một thời gian dài tính đến hàng tháng nữa trước khi thị trường có thể phục hồi.