Chuyện gì sẽ xảy ra khi những tín hiệu Bitcoin sau đây xuất hiện hoặc được xác nhận bởi giá trong tháng 10 và nó sẽ gây ra những chuyển biến có thể tác động trực tiếp đến nhà đầu tư như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nào.
5 tín hiệu về giá Bitcoin dựa trên phân tích trong tháng 10
1. Hỗ trợ 18,000 USD là ranh giới quan trọng
Bitcoin kết thúc tháng 9 với mức giá dưới mức đỉnh của chu kỳ bò trước đó. Một điều chưa từng có trong lịch sử.

Hỗ trợ cứng của tháng 10 nằm tại vùng giá 18,000 USD. Nếu đóng nến tuần dưới mức hỗ trợ cứng này sẽ kích hoạt tâm lý hoảng loạn và bán tháo. Quan sát Bitcoin biến động gần đây khiến chúng ta nhớ đến giai đoạn tháng 9 – 10 năm 2018. Thời điểm đó, BTC liên tục test vùng hỗ trợ mạnh 6,000 USD trước khi rơi tự do gần 50% giá.
Hỗ trợ cứng 18,000 USD có thể coi là tín hiệu Bitcoin trọng yếu nhất cần theo dõi.
2. Tín hiệu từ trendline RSI khung 3D
Nếu phải quan sát cả tháng 10 để xem liệu giá có thể phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng nêu trên hay không thì đã là quá muộn để đưa ra quyết định. Do đó, phân tích và nhận định bằng chỉ báo RSI (3D) sẽ hiệu quả hơn.

Nếu trong khung 3D, BTC đóng nến dưới mức 18,000 USD cộng thêm việc RSI xác nhận phá vỡ đường trendline hỗ trợ hồi tháng 7. Đây sẽ là tín hiệu sớm nhưng tiêu cực để phân tích và quyết định.
3. Tín hiệu giao nhau của MACD-H khung 3D
Bên cạnh chỉ báo RSI, chúng ta có thể quan sát thêm tín hiệu từ chỉ báo kỹ thuật MACD-H để củng cố nhận định.

Dù hơn hai tháng qua BTC chỉ giao dịch sideway, nhưng dưới lăng kính của MACD-H thì việc biểu đồ đang dương cho thấy phe mua vẫn còn lực để tạo làn sóng phục hồi. Nhưng khi tín hiệu biểu đồ chuyển sang âm thì phe mua đang sắp “cạn vốn”, lực mua đã suy giảm và giá sẽ theo chiều hướng tiêu cực.
Lưu ý, ba tín hiệu vẫn đang ở trạng thái “chờ”. Sau đây là tín hiệu đã được xác nhận.
4. Tenkan giao xuống Kijun theo khung tháng xác nhận sự tiếp diễn dài hạn của thị trường gấu
Ichimoku là một chỉ báo độ trễ lớn. Việc tháng 9 kết thúc với giá BTC dưới 19,500 USD vừa xác nhận đường Tenkan giao nhau và cắt xuống Kijun trong khung tháng.

Trong quá khứ, một sự giao nhau như vậy sẽ xác nhận xu hướng downtrend còn tiếp diễn dài hạn và chưa thể đảo chiều. Hơn thế nữa, ngay cả khi các dữ liệu từ RSI và MACD nêu trên không xuất hiện và BTC phục hồi tạm thời thì con đường quay về đỉnh cũng không thể diễn ra nhanh. Trung bình mất khoảng 2 năm để giá mới trở lại đỉnh sau một cú cắt xuống như vậy.
5. BTC.D tăng đến 44%
Vậy, nếu Bitcoin có xu hướng bất lợi thì Altcoin thế nào? Theo góc nhìn của phân tích trước đó, Bitcoin Dominance (BTC.D) tiềm năng có thể tăng đến 44% vào tháng 10.

Trong những kịch bản được nêu trên, kịch bản “BTC giảm và Altcoin giảm mạnh hơn” chiếm xác suất xảy ra cao nhất
6. CPI công bố trong tháng 10
Dữ liệu CPI trong tháng 8 tăng cao hơn so với mức kỳ vọng đã khiến sức mạnh đồng đô la DXY tăng trưởng mạnh mẽ. Sau đó, DXY đã lập mức ATH mới trong 20 năm qua. CPI tháng 9 sẽ công bố vào ngày 13 tháng 10. Nhiều nhà đầu tư tỏ ra quan ngại kịch bản tương đồng sẽ lặp lại.
Động thái lo lắng và chờ đợi các tín hiệu trên phương diện vĩ mô cũng khiến dòng vốn chảy vào tiền mã hóa suy yếu đáng kể.
7. DXY lại điều chỉnh nhưng có đảo chiều?
Theo phân tích kỹ thuật, biến động không thể gia tăng mãi. DXY đang biến động ở dạng đường parabol và đã đạt đến độ dốc có khả năng điều chỉnh. Nhưng FED vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thị trường khác trên thế giới chứ không chỉ riêng Bitcoin.
Do đó, việc theo dõi sát sao biến động DXY sẽ là yếu tố trọng yếu để quyết định đầu tư. Hiện tại, chỉ báo DXY vẫn giữ xu hướng tăng và chưa có khả năng đảo chiều.
8. Tương quan với chứng khoán sẽ trở lại
Trong tuần cuối của tháng 9, Bitcoin tỏ ra lạc nhịp so với chứng khoán. Chủ nghĩa Bitcoin Maximalist nhận định rằng Bitcoin đang thể hiện vai trò là kho lưu trữ giá trị ưu việt trong suy thoái.

Khi mà chỉ số DXY đang chi phối và tác động lên nền kinh tế toàn cầu, số lượng nhà đầu tư Bitcoin trong tình trạng thua lỗ tăng cao thì những ý kiến của Bitcoin Maximalist trở nên “cuồng tín”.
Để nhìn thấy trước mức thiệt hại của rủi ro thị trường, cần giả định rằng nếu Bitcoin bắt kịp xu hướng giảm của S&P500 thì BTC có thể giảm về mức giá cũ của tháng 9/2020 (như hình).
9. Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ trong tháng 10
Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ sẽ công bố vào ngày 7 tháng 10. Tỷ lệ thất nghiệp là yếu tố giúp các chuyên gia nhận định liệu FED có còn tiếp tục tăng lãi suất hay không? Và có thêm thông tin để dự đoán biến động của DXY.
10. Ẩn số WWIII
Thế chiến 3 là bối cảnh không mong muốn. Nhưng những sự kiện leo thang mới đây, kể như: Nga sát nhập 4 vùng lãnh thổ ly khai Ukraine, sự kiện nổ đường dẫn khí đốt Nord Stream, sự cam kết của Mỹ về việc hỗ trợ Ukraine cũng như mối quan hệ căng thẳng leo thang giữa Nga với EU. Tất cả đang vẽ nên bức tranh toàn cầu đầy tăm tối.
Các cuộc thảo luận về Thế chiến III bắt đầu xuất hiện với tần suất thường xuyên trong các phân tích. Bất luận có xảy ra hay không, nỗi lo sợ có thể gây ảnh hưởng lớn. Thế chiến III là rủi ro khó đoán và đủ sức nặng để bẻ gãy toàn bộ dự đoán và phân tích.