Hãy cùng OnChains tìm hiểu tiếp về chủ đề Khoản vay thế chấp bằng Bitcoin qua bài viết này nhé!
Xem lại phần trước tại đây:
Khoản vay thế chấp bằng Bitcoin Kỳ I: Tổng Quan về khái niệm
Tại sao nhận khoản vay được thế chấp bằng Bitcoin?
Nhận khoản vay được đảm bảo bằng Bitcoin sẽ giúp bạn tránh bán Bitcoin — và bạn thực sự đang sử dụng Bitcoin của mình để làm việc. Nắm giữ Bitcoin đã là lựa chọn tối ưu nếu bạn muốn kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, với tư cách cho vay hoặc đi vay, chúng ta sẽ cung cấp cho Bitcoin một mục đích mới với sự trợ giúp của các khoản vay DeFi.
Cũng giống như ngân hàng cho vay tiền, các khoản vay Bitcoin thông qua nền tảng DeFi cho phép vay tiền từ các người nắm giữ Bitcoin khác để đổi lấy tiền tệ truyền thống hoặc stablecoin. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chỉ có thể tiếp cận khoản vay ngân hàng hay cho vay tiền nếu chúng ta có điểm tín dụng tốt và cung cấp các bảo đảm bổ sung. Với khoản vay Bitcoin qua DeFi, mọi người đều có khả năng trở thành người đi vay hoặc cho vay.
Là người vay, bạn sẽ không từ bỏ số Bitcoin của mình. Thay vào đó, bạn sẽ trả mức lãi suất cho vay để mua sản phẩm và dịch vụ bằng tiền tệ truyền thống — trong khi phải trả ít thuế hơn, tùy thuộc vào khu vực mà bạn sinh sống. Người cho vay sẽ kiếm được lãi suất từ số Bitcoin mà họ đang cho vay.
Trong tài chính truyền thống, niềm tin phải được đảm bảo bởi tổ chức tài chính giữa người vay và người cho vay và tổ chức tài chính phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong việc cung cấp tiền cho khách hàng. Đây là lý do mà ngân hàng và tổ chức tài chính phải thực hiện quy trình xác minh chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro mất tiền.
Bằng cách cho vay tiền tệ để đổi lấy Bitcoin thế chấp, chúng tat không cần bất cứ xác minh nào khác, chúng ta sẽ giữ tiền mã hóa đến khi khoản vay được hoàn trả.
Loại khoản vay này sẽ phù hợp với người vay không thích phải xin phép và đề cao vấn đề riêng tư. Ở các nước mới phát triển , công dân thường không thể vay cách thức truyền thống một cách dễ dàng từ ngân hàng. Với quyền sở hữu Bitcoin, họ sẽ có cơ hội sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản vay, đây là nhân tố thay đổi vị thế với một phần lớn người dân trên toàn thế giới.
Rủi ro
Cho vay Bitcoin đang phát triển nhanh chóng trong thế giới tài chính tiền mã hóa. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc ngành này vẫn đang ở thời kỳ sơ khai, có nhiều rủi ro liên quan đến ứng dụng công nghệ mới, cùng với những rủi ro tài chính.
Dưới đây là một số điểm yếu cần cân nhắc trước khi dùng Bitcoin làm tài sản thế chấp:
- Mất tài sản thế chấp do có lỗi trong hợp đồng thông minh.
- Mất tài sản thế chấp do bị hack, đặc biệt là trong CeFi.
- Mất tài sản thế chấp nếu tổng vốn giảm xuống dưới mức cho phép trong trường hợp giá Bitcoin giảm mạnh. Ví dụ: Khi yêu cầu ký quỹ, người vay có thể mất toàn bộ hoặc một phần vốn nếu không nạp thêm Bitcoin để gia tăng vốn tài sản thế chấp.
- Một số người cho vay DeFi là các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO), vì vậy nếu có điều gì đó xảy ra và bạn bị mất Bitcoin, thì bạn không thể kiện bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào.
- Giả thuyết lại và mất khả năng thanh toán cuối cùng của nền tảng.
Cách thức hoạt động ra sao?
Lớp cơ sở Bitcoin (còn được gọi là L1 hoặc Lớp 1) là lớp bất biến, đáng tin cậy, mạnh mẽ và phi tập trung nhất trong tất cả các chuỗi khối. Những tính năng ưu việt trên là kết quả của sự hi sinh khả năng mở rộng của Bitcoin và chỉ có thể hỗ trợ một số giao dịch cơ bản hạn chế. Bitcoin không thể mở rộng ở lớp cơ sở. Tuy nhiên, cấu trúc hạ tầng mạnh mẽ của Bitcoin là hoàn hảo để xây dựng và cho phép phát triển hợp đồng thông minh cũng như DeFi trên mạng lưới của Bitcoin.
Bitcoin được thiết kế để mở rộng quy mô theo lớp, ngay cả người tạo ra Bitcoin với biệt danh Satoshi Nakamoto, đã đề xuất khả năng này vào năm 2010, tạo nên một làn sóng tân tiến mới có thể mở rộng nền kinh tế Bitcoin.
Chúng ta đang hướng về tiềm năng của Bitcoin và cách thiết kế của hệ sinh thái này. Hiện nay, đã có một số dự án được thiết kế để bổ sung trường hợp sử dụng cho Bitcoin.
Lớp cơ sở Bitcoin được xây dựng để hỗ trợ thanh toán chứ không phải thanh toán. Ví dụ, thanh toán một cách nhanh chóng với giá rẻ trên Lightning Network hoặc sidechain Liquid, đồng thời duy trì độ bảo mật khi giao dịch vẫn được giải quyết trên lớp cơ sở của Bitcoin. Tương tự, các chuỗi Lớp 2 như Stacks hay RSK có thể cung cấp tính năng hợp đồng thông minh trên lớp cơ sở mà không phải sửa đổi nó.
Kết lại, lớp cơ sở là lớp đảm bảo đặc tính phi tập trung, môi trường lành mạnh và khả năng chống kiểm duyệt, trong khi thử nghiệm mở rộng ở các lớp giải pháp nhưng sẽ có rủi ro tiềm tàng,
Cải thiện các lớp Bitcoin
Các giải pháp nâng cấp của tập lệnh chính trên chuỗi khối chính Bitcoin, như giải pháp DLC và Taproot cung cấp dịch vụ xác minh giao dịch nhanh và hiệu quả, và mang lại lợi ích chung cho tương tác giữa những lớp cơ sở và Bitcoin.
Cách thức hoạt động cho cá nhân
Cho vay hoặc đi vay thường dễ dàng, được hỗ trợ bởi giao diện thân thiện với người sử dụng và mức độ yêu cầu xác minh là ít hoặc thậm chí không cần thiết. Các chiến lược tài chính sẽ giúp người dùng tiết kiệm hoặc giảm chi phí cũng như rủi ro bị thanh lý. Ví dụ: Người dùng nên cân nhắc việc giữ tỷ lệ LTV của khoản vay ở mức 20% để đề phòng trường hợp Bitcoin có thể sụt giảm đột ngột 50% giá như năm 2018.
Chiến lược chính của bạn nên xoay quanh yếu tố LTV vì bạn có nguy cơ bị thanh lý nếu tài sản thế chấp Bitcoin của khoản vay sụt giá nghiêm trọng, làm Bitcoin trở thành khoản vay rủi ro trừ khi bạn nạp thêm Bitcoin để giảm rủi ro thanh lý. Bạn nên có hành trang đầy đủ kiến thức về cơ chế tài sản thế chấp bằng Bitcoin trước khi tham gia cuộc chơi.
Hãy cùng OnChains tiếp tục theo dõi chủ đề này trong phần tiếp theo nhé!
Khoản vay thế chấp bằng Bitcoin kỳ III: Nơi nhận khoản vay thế chấp bằng Bitcoin