Vào tháng 7, 2020, chúng ta đã thấy một loạt công ty lớn phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về việc độc quyền thị trường cũng như các vấn đề liên quan đến niềm tin của người dùng đến những sản phẩm công nghệ.
Jeff Bezos của Amazon, Mark Zukerberg của Facebook, Sundar Pichai của Google đã phải rất vất vả trước những câu hỏi điều trần từ quốc hội cũng như các phóng viên về vấn đề liệu rằng các ông trùm công nghệ trên có tạo thành các mối đe doạ với quyền lực của chính phủ trong vấn đề kiểm soát thông tin hay không? Liệu rằng chúng ta còn có free market ở thời điểm hiện tại hay không?
Mặc dù phiên điều trần như vậy, nhưng ẩn ý bên trong của chính phủ đối với các công ty công nghệ là: “Các bạn không có khả năng để cạnh tranh với chúng tôi đâu”
Những gã khổng lồ công nghệ đã chạm vào giới hạn của chính phủ trong việc khai thác nguồn tài nguyên mà luôn được độc quyền bởi nhà nước, tài nguyên con người.
Một số câu hỏi mà chúng ta có thể nghiền ngẫm là:
- Ai có nhiều dữ liệu hơn hơn? Google hay CIA?
- Ai có nhiều hiểu biết hơn về người dân? Facebook hay nhà nước?
Đó là lý do các quốc gia đang ngăn chặn đà phát triển của các công ty Web2, do họ đã đụng tới tầng thứ quyền lực đáng lẽ họ không nên nhúng tay – thay thế chính phủ khai thác tài nguyên con người.
Tất cả các gã khổng lồ Web2 đang tiến vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt họ muốn xây dựng và củng cố thêm vị thế của mình thông qua việc tiếp cận càng nhiều người dùng trên thế giới này. Khi tất cả mọi người đều sử dụng iPhone, Apple sẽ được nhận thức như một tập đoàn không thể động đến. Khi tất cả mọi người cùng sử dụng nền tảng Facebook, vị thế của Facebook sẽ ngày càng trở nên thần thánh.
Mục tiêu của các công ty Web2 là kiểm soát càng nhiều càng tốt
Các chính phủ không hề thích mục tiêu này. Họ sẽ coi nó như một mối rủi ro giống như Bitcoin thời kỳ non trẻ – thách thức quyền lực tuyệt đối của đồng tiền USD. Các chính phủ phải là cá thể đặt ra luật lệ, áp đặt trật tự cho một cá nhân hay một cộng đồng; nếu như có bất kỳ sự phản kháng, nó phải bị trừ đi tận gốc.
Đây là một lý thuyết xã hội – một lý thuyết sinh ra trong thời kỳ Khai Sáng (Enlightenment Era) bởi John Locke, Thomas Hobbes, and Jean-Jacques Rousseau. Nó nói rằng, để sống và tồn tại trong một đất nước, đôi khi chúng ta phải học cách chấp nhận từ bỏ một số quyền lợi của cá nhân, để hy sinh vì đất nước.
Với Web3, quyền lực sẽ được chia đều cho mọi người
ENS đã airdrop mã thông báo cho hơn 137.000 người dùng với tổng trị giá hơn 1.25 tỷ USD. 25% số mã thông báo khác được airdrop đặc biệt cho 500 cá nhân có những đóng góp tích cực vào việc duy trì và phát triển ENS. 50% còn lại sẽ được bổ sung vào ngân quỹ cộng đồng.
Uniswap cũng đã làm điều tương tự vào 2020 với việc airdrop hơn 60% mã thông báo của mình cho hơn 140.000 có đóng góp xây dựng và sử dụng dịch vụ của Uniswap.
Điều này nghe có vẻ dễ dàng với nhiều người, giống như một phần thưởng từ trên trời rơi xuống. Nhưng có một câu nói sẽ khiến độc giả suy nghĩ lại: ““quyền lực càng lớn đi đôi với trách nhiệm càng lớn”. Và sứ mệnh của Web3, là mang đến tiếng nói cho cộng đồng, để cho người dùng có khả năng quyết định tương lai phát triển của hệ thống này.
Từ Web2 đến Web3
Hiện tại, các sản phẩm của công ty công nghệ Web2 đều gia tăng tính độc quyền cho chính họ. Họ đứng đầu trong thị trường thì chắc chắn người dùng không có cách nào khác ngoài việc bắt buộc phải sử dụng sản phẩm của họ. Nếu không có tính độc quyền, tất cả các công ty Web2 sẽ rơi vào khủng hoảng.
Trái ngược với công ty Web2, các tổ chức Web3 lại mang tính phi tập trung nhiều hơn. Với tính phi tập trung của Web3, chúng ta đã thấy hiệu quả mang lại của các dự án tiền mã hóa trong suốt thời gian qua. Tăng trưởng và bứt phá là điều dễ hiểu.
Thay vì đợi Chính phủ đến gõ cửa vì các vấn đề liên quan đến pháp lý, các công ty Web3 đã tự động kích hoạt tính phi tập trung đồng thời nêu cao khẩu hiệu “do người dùng, vì người dùng”. Cả Web2 và Web3 đều lớn mạnh dựa trên sức mạnh của mạng lưới. mạng lưới càng lớn thì tầm ảnh hưởng càng lớn. Khác biệt cốt lõi của Web3 là người dùng sở hữu mạng lưới và sở hữu sản phẩm.
Tại sao các chính phủ vẫn chưa thích nghi với tiền mã hóa? Vấn đề ở Web3?
Tuy rằng những điều Web3 đang phát triển nhằm mục đích giải quyết những vấn đề mà chính phủ cũng như công ty Web2 đang vướng mắc, nhưng tại sao Web3 vẫn không nhận được sự ủng hộ? Đơn giản, họ không muốn chia sẻ quyền lực và sự độc quyền.
Cho dù Web2 có bị gục ngã, nhưng vẫn còn đó một mối đe doạ khác – Web3 – và nó còn nguy hiểm hơn khi quyền lực được trao cho người dân.
Chính phủ có thể sa thải và bắt giữ toàn bộ nhân viên cao cấp của Google, Apple hay Facebook bởi vì đơn giản, họ cùng làm việc ở chung một địa điểm, một trụ sở, một server. Còn đối với ENS, Uniswap, Synthetix hay ETH, điều này là bất khả thi bởi vì có bao nhiêu người đang sử dụng những sản phẩm này? Hàng triệu người…và họ phân tán ở khắp nơi trên thế giới.
Theo quan điểm, chính phủ sẽ có 2 góc nhìn về các dự án Web 3:
- Họ nhận ra được tầm trọng yếu của Web3 và cách Web3 tạo lập nên một thị trường tự do. Từ đó, Web3 sẽ được tạo điều kiện để phát triển.
- Họ coi Web3 không khác gì mối đe doạ từ những công ty Web2
Chúng ta hãy nhớ lại các vấn đề của thế giới trong năm 2020 và 2021:
- Người dân mất lòng tin vào vào chính phủ và các công ty Web2
- Chênh lệch giàu nghèo lớn và rõ rệt
- Các gã khổng lồ như Google, Facebook… kiểm soát hầu hết cuộc sống của chúng ta
Và đây là cách Web3 sẽ giải quyết:
- Quyền kiểm soát sẽ thuộc về người dùng. Hơn 50% số đồng thuận sẽ chiếm quyền kiểm soát
- Một hệ thống phi tập trung
- Giảm sức ảnh hưởng của những nhà sáng lập
- Giảm thiểu quyền lực của những quỹ đầu tư đối với dự án
- các DAO sẽ trở nên phổ biến và có sức ảnh hưởng hơn