GMX là gì?
GMX là một sàn giao dịch giao ngay và perpetual phi tập trung, hoạt động trên chuỗi BNB. Sau khi ra mắt sản phẩm thành công trên nền tảng Arbitrum/ Hiện dự án đã chuyển hoạt động hoàn toàn sang Arbitrum. Là một trong những sàn giao dịch hợp đồng tương lai đầu tiên trên Arbitrum, dự án GMX đã hấp dẫn được rất nhiều người sử dụng, sau đó mở rộng sang nền tảng Avalanche. Như tiêu đề bài viết, GMX trong mùa downtrend này được các chuyên gia tiền mã hóa ví von như là những viên ngọc trong cát bởi thành tích hoạt động của dự án là một trong những ánh sáng le lói giữa bầu trời tối tăm của thị trường gấu năm 2022.
GMX cung cấp cho các nhà giao dịch đầy đủ các tính năng để giao dịch giao ngay cũng như chơi long/short, tập trung vào ưu thế tiết kiệm, không chênh lệch giá, không có phí giữ lệnh, giảm thiểu tỷ lệ bị thanh lý. Hiện dự án đang được coi như là đối thủ với các tên tuổi khác như dYdX, Perpetual, MCDEX, và các DEX lớn khác trong ngành.
GMX Hoạt Động Ra Sao?
Hiện tại, trên GMX, đang có 3 thành tố chính tạo nên guồng máy của dự án như sau:
1/ Liquidity Pool (Bể thanh khoản)
Mô hình hoạt động của sàn khá đặc biệt, không áp dụng mô hình order-book, cũng không sử dụng AMM pools mà sử dụng các pools liquidity riêng và giá sẽ được giao dịch dựa trên giá Oracle.
Một ví dụ cơ bản:
Nếu mọi người muốn swap ETH sang LINK trên GMX, cách thức hoạt động sẽ diễn ra như sau:
- Đầu tiên, ETH sẽ được chuyển tới ETH Pools.
- Sau khi xác nhận ETH đã chuyển tới, GMX sẽ chuyển LINK từ LINK pools tới tài khoản của mọi người.
- Giá sẽ được tính dựa trên Oracle được cung cấp bởi Chainlink, sử dụng TWAPs từ các DEX lớn.
Còn với tính năng Margin và Perpetuals, mô hình hoạt động sẽ như sau:
Trong GMX, trader có thể sử dụng đòn bẩy tối đa là x30. Tài sản thế chấp được yêu cầu để sử dụng đòn bẩy. Đặc biệt hơn là bất kỳ tài sản nào được giao dịch trên nền tảng GMX đều được chấp nhận như tài sản thế chấp.
Ví dụ:
- Muốn Long ETH x5, mọi người có thể mở vị thế đơn giản theo Oracle Feed, dự án sẽ ngầm hiểu anh em đang vay USDC và mua ETH.
- Khi Long/ Short trên GMX, trdaer cũng sẽ chịu 1 số loại phí cơ bản như:
Transaction Fees: Phí giao dịch ban đầu để mở position.
Lending Fees: Phí cho vay để tăng đòn bẩy.
Spread: Phần phí nhỏ trả cho sàn giao dịch (bên trung gian).
2/ Nhà cung cấp thanh khoản (LP)
- Muốn cung cấp thanh khoản trên GMX, có thể cung cấp bằng nhiều token (ETH, BTC, LINK, UNI, USDC,…).
- Sau đó, mọi người có thể nhận về token GLP. Ngược lại, có thể bán GLP token để nhận về tài sản trong pool.
GLP là mã thông báo đại diện cho tất cả các bể thanh khoản trên nền tảng GMX. Có thể hiểu GLP là Index đại diện cho rổ tài sản dùng để cung cấp thanh khoản trên GMX. Điều đó có nghĩa là khi cung cấp thanh khoản trên GMX, mọi người đang cung cấp thanh khoản cho toàn bộ tài sản trên đó, không chỉ riêng 1 token.
Đồng nghĩa với việc mọi người đang đầu tư vào 1 index với tỉ lệ như sau: 37% USDC: 26.7% ETH: 13.5% BTC: 10.6% DAI:….
Do đó, khi tài sản trong danh mục tài sản tăng, giá mã thông báo GLP sẽ tăng. Ngược lại, khi giá trị danh mục tài sản giảm, giá mã thông báo GLP sẽ giảm giống như VN-Index vậy.
3/ Rebalance (Tái cân bằng tài sản)
Tỷ lệ tài sản trong bể thanh khoản sẽ không cố định và do dự án GMX quyết định. Vì bản chất là 1 sàn giao dịch, GMX phải đảm bảo tính thanh khoản tốt cho hoạt động giao dịch, mỗi tài sản sẽ có 1 tỷ lệ giới hạn.
Nhưng theo trong hình ảnh hiện tại, tỉ lệ ETH đang là 42%, cao hơn mức tối ưu. Do đó để hạ tỷ lệ ETH trong bể thanh khoản xuống, GMX sẽ giảm chi phí giao dịch khi các nhà giao dịch dùng mã thông báo khác mua ETH trong bể thanh khoản hoặc sử dụng mã thông báo GLP. Ngược lại, nếu nhà giao dịch muốn bán ETH, làm tăng lượng ETH trong bể thanh khoản của GMX, họ sẽ chịu phí giao dịch cao hơn.
Ví dụ tỉ lệ ETH tối ưu theo tính toán của GMX đang là 25%, BTC là 15%, USDC là 30%,…
4/ Liquidation (thanh khoản)
Tỉ lệ thanh lý trên GMX dao động trong khoảng từ 60 – 70%.
Tại GMX, với các bể thanh khoản, người cung cấp thanh khoản cũng là người sẽ thanh lý những lệnh bị thanh lý hay còn gọi là “cháy” . Đồng thời, với các lệnh đang lời của người dùng, nhà cung cấp thanh khoản cũng sẽ là bên giải quyết và thanh toán tiền lời. Nhà cung cấp thanh khoản có vai trò như một Clearing-House.
Có thể hiểu, tại sàn GMX, các nhà giao dịch không thực hiện giao dịch với nhau mà họ sẽ giao dịch với nhà cung cấp thanh khoản. Nếu nhà giao dịch đang có lợi nhuận, nhà cung cấp thanh khoản sẽ trong tình trạng thua lỗ và ngược lại.
Đội Ngũ Hoạt Động
Team đứng sau GMX là ẩn danh. Theo Riley, researcher có contact với GMX, thì cấu trúc của team sẽ bao gồm:
- 4 Developers – xdev_10, gdev8317, xhiroz, vipineth
- 1 Designer – quản lý bởi xhiroz
- 3 Business Development Managers – Coinflipcanada, puroscohiba, bagggDad
- 3 Community Manager – y4cards, supersonicsines
Đối tác
Olympus:
GMX đã hợp tác với Olympus để bán trái phiếu GMX/WETH. 50% số tiền huy động được từ trái phiếu Olympus, sẽ được sử dụng để mua lại và đốt GMX theo quỹ giá sàn. 50% còn lại sẽ tài trợ cho hoạt động marketing của GMX.
Dopex:
GMX đã hợp tác với Dopex, một sàn giao dịch options phi tập trung. Trên Dopex, người dùng hiện có thể mua / bán các hợp đồng và đặt hàng cho GMX.
Các đối tác khác:
Wardenswap, BreederDAO và YieldYak đã tích hợp GMX như một lộ trình trong trình tổng hợp của họ. Kể từ đó, GMX đã định tuyến> 35% tổng khối lượng giao dịch bằng USD trên YieldYak, đánh bại Platypus Finance, Curve, Sushiswap và Traderjoe.
Tổng hợp:
Defi Dashboard, Tracker: Defi Llama, Defi Pulse, DeBank.
DEX Aggregator: Open Ocean.
Decentralized Trading Protocol: DODO.
Yield Optimizer: Yield Yak.
Options Protocol: Dopex, Jones DAO.
Hãy cùng OnChains tiếp tục theo dõi chủ đề này trong phần tiếp theo nhé!