Cosmos là một hệ sinh thái với khả năng mở rộng vô hạn để có thể kết nối những ứng dụng, dịch vụ thuộc các khối chuỗi khác nhau và đang trên đường xây dựng để trở thành tương lai của mạng lưới phi tập trung. Dự án đã được hình thành và phát triển từ năm 2014 nhưng mãi đến năm 2021 thì dự án mới thật sự tỏa sáng nhờ vào việc hoàn thiện mảnh ghép cuối cùng trong phần cốt lõi của dự án, đó là giao thức Inter-Blockchain Communication Protocol hay IBC.
Xem lại phần trước tại đây:
Tokenomics
Thông Tin Về Đồng Tiền Của Dự Án:
- Tên Token: ATOM
- Blockchain: Cosmos Blockchain
- Loại mã thông báo: Mã thông báo tiện ích
- Tổng Cung Lưu Hành: 286,370,297.00 ATOM
- Tổng Cung Tối Đa: Chưa xác định
Phân Bổ Mã Thông Báo:
- Gây quỹ trong cộng đồng: 68%
- Vòng Seed: 10%
- Vòng chiến lược: 10%
- Nhóm phát triển Tendermint: 7%
- Quỹ liên chuỗi (Interchain Foundation): 5%

Lịch Mở Khóa Mã Thông Báo:
Lịch nhả mã thông báo của dự án Cosmos như dưới đây:

Theo biểu đồ, dự án sẽ bắt đầu nhả mã thông báo từ năm 2020 cho đến 2027
Từ những dữ liệu trên, chúng ta có thể thấy tỷ lệ phân bổ mã thông báo của dự án khá hợp lí cùng với thời gian dài chuẩn bị trước khi dự án ra mắt đã phần nào phản ánh độ uy tín. Tuy nhiên, tổng cung chưa xác định là một điểm yếu của dự án khi chúng ta không biết được tổng cung mã thông báo là bao nhiêu và dự án có thể in ra bao nhiêu mã thông báo trong trường hợp đặc biệt.
Tính ứng dụng của dự án
Mã thông báo của dự án Cosmos , $ATOM, dùng để:
- Thanh toán phí giao dịch hay “Gas Fees” trong mạng lưới Cosmos Hub.
- Các cơ quan xác thực (Validators) cổ phần ATOM để xử lý các giao dịch trong hệ thống.
- Những người nắm giữ mã thông báo ATOM sẽ trở thành người ủy quyền (Delegators) và có thể cổ phần ATOM của mình vào các Validators mình chọn. Hiện tại đang có 100 Validators trong hệ thống của Cosmos Hub Blockchain.
- Trả thưởng cho các validators khi xử lý giao dịch.
- Một phần phí thu được từ các giao dịch sẽ trả thưởng cho các Delegators tương ứng khi vote cho các Validators.
- Vote cho các đề xuất tương lai của Cosmos.
- Một phần nguồn thu từ phí giao dịch sẽ được đưa vào Treasury. Khoản quỹ này có thể được chia cho các dự án mới tiềm năng (các dự án này cũng phải nắm giữ ATOM Token để có quyền nhận).
Công nghệ của dự án Cosmos
Dự án Cosmos trở nên đặc biệt nhờ có 3 thành phần cốt lõi của dự án, bao gồm: Cosmos SDK, Tendermint Core và giao thức IBC.

Cosmos Hub
Có thể nói Cosmos Hub là trái tim của dự án vậy. Cosmos tạo ra các hub để có thể kết nối, tương tác với những vùng hay “zone” xung quanh nó. Không chỉ có vậy, Cosmos hub là một tập hợp bao gồm rất nhiều những “hub nhỏ” kết nối với nhau để tạo nên một mạng lưới rộng lớn.

Tendermint Core
Nếu Cosmos Hub là trái tim của dự án thì Tendermint Core chính là bộ não của dự án để có thể giúp dự án thấu hiểu những blockchain khác qua cơ chế Đồng Thuận (Consensus) và Mạng Lưới (Networking).

Giao diện ứng dụng chuỗi khối hay Application Blockchain Interface (ABCI) có một hệ sinh thái bao gồm những loại ngôn ngữ phong phú đến nỗi những trình lập viên đều cảm thấy kinh ngạc khi nhìn vào.
Cosmos SDK
Cũng nhờ vào Tendermint Core, Cosmos đã xây dựng sẵn một hệ thống lập trình có khả năng tương tác với những code lập trình ở Blockchain khác và công việc của Cosmos SDK chỉ đơn giản là những đầu plugin để những Blockchain khác kết nối và tất cả những sự khác nhau về mặt code lập trình sẽ được giải quyết mà không hề mất công sức. Đây được đánh giá là một đặc điểm rất mạnh của dự án khi có thể giải quyết vấn đề bất đồng về mặt lập trình Blockchain và đúng với tên gọi của Cosmos là “Internet của Blockchain”.
Hơn thế nữa, Ethermint – Một module của Cosmos SDK – được xây dựng riêng để tương tác với các ứng dụng phi tập trung EVM của hệ sinh thái Blockchain Ethereum.
Giao Thức Inter-Blockchain Communication (IBC Protocol)
Nhờ Giao thức IBC, Cosmos có khả năng tương tác với các Blockchain sử dụng cơ chế bằng chứng công việc như Ethereum và Bitcoin. Theo như biểu đồ, khi có giao dịch từ chuỗi khối Ethereum thì giao dịch sẽ được di chuyển qua lớp nhân chứng (Witness) để xác nhận và di chuyển về vùng “Peg Zone” rồi mới di chuyển đến phần ký kết (Signer) và chuyển sang mạng Blockchain của Cosmos. Đồng thời, thông tin giao dịch từ Peg Zone sẽ được chuyển đến Relayer và trở lại Blockchain Ethereum để xác nhận giao dịch dưới cơ chế PoW. Đây là quá trình chuyển đổi thông tin giao dịch giữa cơ chế DPoS của Cosmos và PoW của Ethereum.

Vốn hóa của dự án
Tính đến thời điểm bài viết này, dưới tác động của tình hình kinh tế chung toàn cầu, ATOM đang được giao dịch ở mức khoảng $15 và có nguồn cung lưu hành khoảng 286 triệu mã thông báo. Vốn hóa dự án hiện tại ở mức khoảng 4,3 tỷ USD. Tuy nhiên, dự án đã có những lúc đạt ATH ở mức $44,79 (20 Sept, 2021) và có khối lượng giao dịch trong 24h ở mức 1,99 tỷ USD. Với những bằng chứng số liệu trên và những đặc điểm của công nghệ dự án, giá trị tiềm năng của dự án là rất đáng suy xét. Dưới đây là biểu đồ đường giá của ATOM theo thời gian:
