Cosmos là một hệ sinh thái với khả năng mở rộng vô hạn để có thể kết nối những ứng dụng, dịch vụ thuộc các khối chuỗi khác nhau và đang trên đường xây dựng để trở thành tương lai của mạng lưới phi tập trung. Dự án đã được hình thành và phát triển từ năm 2014 nhưng mãi đến năm 2021 thì dự án mới thật sự tỏa sáng nhờ vào việc hoàn thiện mảnh ghép cuối cùng trong phần cốt lõi của dự án, đó là giao thức Inter-Blockchain Communication Protocol hay IBC.
Cosmos là gì?
Cosmos là một mạng kết nối nhiều chuỗi khối (ví dụ: Ethereum , Bitcoin ).. Mục tiêu của nó là ” tạo ra một mạng lưới các chuỗi khối” , tức là “một mạng lưới các chuỗi khối mà mỗi người tham gia có thể giao tiếp với nhau theo cách phi tập trung”. (Hình 1)

Cosmos được xây dựng dựa trên một tập hợp các chuỗi khối độc lập được gọi là các khu vực hay “zone”, được hỗ trợ bởi cơ chế đồng thuận Tendermint Core – một cơ chế đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT) được sử dụng để mở rộng quy mô các chuỗi khối sử dụng cơ chế đồng thuận dạng bằng chứng cổ phần, PoS. Đây được đánh giá là một trong những đột phá mang tính công nghệ của dự án Cosmos
Được định nghĩa là “blockchain 3.0”, Cosmos dựa trên ba yếu tố cốt lõi bổ sung như sau:
Cosmos Hub : Trung tâm đầu tiên kết nối các chuỗi khối với nhau hay còn được gọi là Mạng Cosmos.
Giao thức IBC : giao thức Truyền thông giữa các chuỗi khối là một giao thức khả năng tương tác được tiêu chuẩn hóa nhằm kết nối nền kinh tế toàn cầu với công nghệ chuỗi khối.
Cosmos SDK : nó cho phép các nhà phát triển xây dựng chuỗi khối tùy chỉnh của họ và kết nối nó thông qua giao thức ITB. Ví dụ: Binance Chain và Terra được xây dựng bằng Cosmos SDK.
ATOM là đồng tiền tệ của Cosmos và được sử dụng để quản trị chuỗi . Cụ thể, các ATOM có thể được cổ phần bởi các trình xác thực vùng để tham gia các “Hub” và ngược lại, các mã thông báo bị khóa của họ sẽ bị phạt trong trường hợp có hành vi gian lận (tức là cơ chế liên kết). Ngoài ra, Cosmos Hub có một hệ thống phí gas tương tự như chuỗi khối Ethereum và yêu cầu mã thông báo ATOM được sử dụng làm phí giao dịch.
Một vài số liệu về số lượng ứng dụng và dòng vốn đang đổ vào dự án như hình 2:

Vì sao mọi người nên sử dụng Cosmos

Cosmos là dự án tập trung rất nhiều vào việc bảo mật và khả năng mở rộng nên dự án đã hi sinh tốc độ giao dịch, bằng chứng là tốc độ để hoàn thành một giao dịch trên nền tảng Cosmos hiện giờ vào khoảng 7 giây để giải quyết một giao dịch. Những con số rất hứa hẹn về một dự án mang tính đột phá
Cosmos hiện đang sử dụng một cơ chế đồng thuận dưới dạng bằng chứng cổ phần rất đặc biệt. Chỉ có 125 người xác thực bao gồm những cơ quan, tổ chức và sàn giao dịch lớn trên thị trường tiền mã hóa (Hình 4). Điều này làm cho chi phí tiêu hao năng lượng đến 99% so với những chuỗi khối sử dụng cơ chế bằng chứng công việc. Ngoài ra, phí giao dịch mà Cosmos đang mời chào người dùng vào khoảng $0.01 là gần như miễn phí để cạnh tranh phí giao dịch với những đối thủ lớn như ETH, ADA, SOL hay AVAX.

Hệ sinh thái của dự án
Đội ngũ dự án
Đội ngũ làm việc trên Cosmos Network khá lớn và được dẫn dắt bởi các đồng sáng lập Ethan Buchman, Jae Kwon và Peng Zhong:
- Jae Kwon: Ông chính là CEO và cũng đồng thời là người sáng lập ra Tendermint. Ông cũng là đồng sáng lập của “I done this”. Ngoài ra, ông cũng có nhiều đóng góp cho các dự án như Scramble.io, Flywheel Network và Yelp.
- Ethan Buchman: Ông là CTO và đồng sáng lập của dự án
- Peng Zhong: Đây chính là người đứng đầu bộ phận thiết kế và có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc như một nhà phát triển JavaScript cho Nylira, một công ty phát triển web.

Cộng đồng của dự án
Dựa theo bảng thống kê trên, Dự án Cosmos có lượng người theo dõi nhiều nhất là ở trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Twitter với lần lượt lượng người theo dõi là 1,97 triệu và 465,8 nghìn người. Đây là một con số khá ấn tượng và không có gì là lạ khi ATOM hiện đang đứng thứ 21 trên bảng xếp hạng 100 mã thông báo có vốn hóa lớn nhất.
Đối thủ cạnh tranh

Với lợi thế công nghệ có thể kết nối và tương tác với tất cả Blockchain Layer 1 trên thị trường thì Cosmos thực sự đang đi trên một con đường riêng và không hề có đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tầm nhìn và sứ mệnh của Cosmos là làm cầu nối giúp các ứng dụng phi tập trung và các chuỗi khối tìm được một sân chơi để liên kết tương tác. Ở mặt khác, những Blockchain Layer 1 hiện tại tập trung vào việc phát triển hệ sinh thái khép kín của mình ngay từ lúc thành lập dự án và hiếm có dự án nào tính toán và hoạch định tập trung vào việc kết nối Blockchain ngoại trừ Polkadot.
Hãy cùng OnChains tiếp tục theo dõi chủ đề này trong phần tiếp theo nhé!